Sau khi phẫu thuật xong bệnh
nhân mới biết mình bị mổ nhầm chân và cảm thấy rất sốc. Trước sự việc này gia
đình bệnh nhân đã khiếu nại và yêu cầu bệnh viện phải có giải thích rõ ràng
Ngày 18-7 anh Trần Văn Thảo (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) nhập viện
trong trạng thái chân trái đi tập tễnh và được bác sĩ chuẩn đoán anh Thảo bị
liệt thần kinh chày. Sau đó được chỉ định phẫu thuật chân trái để lấy cơ chày
sau đưa lên cơ chày trước nhằm hỗ trợ
vận động
Theo chị Thanh (chị dâu của anh Thảo) thì cách đây hơn 2 năm, anh
Thảo từng bị tai nạn giao thông bị chấn thương ở đầu và chân nên để lại di
chứng ở chân trái, “Ngày 19/7, gia đình cho em tôi vào nhập viện để phẫu thuật như
chỉ định của bác sĩ. Em tôi được đưa vào phòng mổ lúc 11h”, chị Thanh cho biết
thêm
Trong quá trình phẫu thuật gia đình anh Thảo khá yên tâm vì Bệnh
viện Việt Đức được xem là bệnh viện hàng đầu về ngoại khoa, nhưng khi biêt tin
em mình bị mổ nhầm chân và yêu cầu đóng thêm phí phẫu thuật thì chị Thanh đã
không kiềm nổi sự bức xúc của mình và khiếu nại sự việc này lên giám đốc bệnh
viện
Về phía bệnh nhân do lúc phẫu thuật anh Thảo được gây mê nên sau
khi phẫu thuật xong tỉnh lại thì anh mới hoảng hốt khi biết mình bị mổ nhầm
chân và tâm trạng bệnh nhân vô cùng bất ổn vì bị sốc
Cũng theo chị Thanh, gia đình anh Thảo
thuộc diện hộ nghèo của huyện Ứng Hòa, cả 2 vợ chồng không có công việc ổn
định. Gia đình chị Thanh và anh em trong nhà mới mua cho anh Thảo đôi lợn để
chăn nuôi. “Trước khi phẫu thuật, Thảo muốn chân nhanh khỏi để làm việc, gánh
vác gia đình và nuôi dạy con cái. Cả nhà chỉ mong chú ấy lành lặn, ai ngờ
chuyện ra nông nỗi này”. Chị nói trong sự buồn bã
Sau khi khiếu nại trường hợp của anh Thảo
lên cấp cao nhất của bệnh viện thì sau đó Trưởng khoa, phó khoa và bác sĩ tiến
hành mổ đã gặp mặt gia đình để xin lỗi và chịu trách nhiệm về trường hợp đáng
tiếc đã xảy ra. Tối đó, bác sĩ H phẫu thuật cũng đã đến tận nhà chị Thanh đê
bày tỏ sự nuối tiếc và xin lỗi gia đình.
Theo bác sĩ H: “Trước khi tiến hành gây tê,
tôi cầm chân bệnh nhân lên và hỏi ‘mổ chân phải này à anh’. Bệnh nhân hoàn toàn
tỉnh táo trả lời ‘ừ’ rồi tôi đem đi sát khuẩn sau đó tiến hành gây tê”. Thêm
nữa là một ngày phải tiến hành rất nhiều ca phẫu thuật nên đã nhầm lẫn, thiếu
tỉnh táo trong phẫu thuật bệnh nhân. Bác sĩ cùng nhận là đã không xem hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân mà chỉ căn cứ vào câu trả lời của bệnh nhân để phẫu thuật.
Không hài lòng về lời giải thích của bác
sĩ, chị Thanh phải thốt lên: “Vậy nếu giờ bệnh nhân bảo mổ ở bụng thì các anh
cũng mổ hay sao?”.
Thiết nghĩ, là một bác sĩ phẫu thuật mà
không xem bệnh án đã tiến hành phẫu thuật thì quá vô trách nhiệm, bệnh nhân
trong phòng mổ tâm trạng lo âu mà bác sĩ lại dựa trên câu trả lời của bệnh nhân
thì thử hỏi bệnh án để làm gì, thế thì cần gì chuẩn đoán mà chỉ cần vào phòng
mổ, bệnh nhân nói mổ ở đâu thì bác sĩ mổ ở đấy chăng?
Đây không phải là lần đầu tiên việc bác sĩ
tắc trách trong công việc bị lên án, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng
bệnh nhân và gây tâm lý hoang mang cho gia đình bệnh nhân.
Phó giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, miễn phí hoàn toàn các chi phí,
theo dõi các sức khoẻ sau này của bệnh nhân
Đăng nhận xét