Hà Nội là nơi tiêu thụ rau số lượng lớn nhất nhì cả nước tuy nhiên
ít người biết rằng những bó rau đang ăn hàng ngày trong số đó được thu hoạch ở
nghĩa địa và được người dân chăm bón tích cực để mang ra chợ đầu mối tiêu thụ.
Xóm Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh,Thanh Trì là nơi trồng rau trên nghĩa
địa nhiều năm nay, hầu hết những luống rau được trông ở đây đều rất xanh và tốt,
chủ yếu là rau muống, rau cần, cải xoong,…Đây được xem là một địa điểm trồng
sau được ưa thích của người dân nhưng ít ai biết được bó rau mà mình mua có nguồn
gốc từ đâu. Nói đến nghĩa địa người ta sẽ nghĩ ngay đến nơi chôn cất của những
người đã mất chứ không phải là nơi trồng các loại rau vẫn ăn hàng ngày
Diện tích trồng rau ở đây khá rộng, là đất trống xen kẽ các ngôi mộ
hay đất của những ngôi mộ đã bốc, có khi họ còn tận dụng những mảnh đất để trồng
phủ kín các ngôi mộ
Cũng theo một người dân đang trồng rau tại đây chia sẻ rau ở đây
người ta ăn bao lâu nay có làm sao đâu, không phải lo. Cứ thu hoạch hết vụ nọ
sang vụ kia, đất ở đây trồng rau tốt hơn ở các nơi khác nên cứ trồng thoải mái.
Được biết, rau ở đây được người dân đem ra chợ cách đó khoảng gần
1 km để bán. Ngoài ra, hàng ngày người dân còn thu hoạch rau rồi mang trực tiếp
lên chợ đầu mối Long Biên tiêu thụ.
Theo chủ tịch các ngành sinh học tại Việt Nam: Nhiều người đặt vấn
đề kim loại nặng ở nghĩa địa nhưng kim loại nặng là do đất, chứ không phải cứ
có nghĩa trang là có kim loại nặng. Về cơ bản rau trồng ở nghĩa địa không có hại,
ngoại trừ yếu tố tâm linh.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn rau trồng ở nghĩa địa là nguy hại đến sức khỏe con người, nếu dùng nguồn nước ở nghĩa địa dùng để ăn uống mới đáng lo ngại, còn tưới cho rau cũng không quá lo vì rau hấp thu có chọn lọc, không phải chất nào cũng đưa vào cây.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn rau trồng ở nghĩa địa là nguy hại đến sức khỏe con người, nếu dùng nguồn nước ở nghĩa địa dùng để ăn uống mới đáng lo ngại, còn tưới cho rau cũng không quá lo vì rau hấp thu có chọn lọc, không phải chất nào cũng đưa vào cây.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh các ký sinh trùng
gây bệnh nên rủa rau bằng nước sạch, có thể ngâm muối hoặc dùng máy khử độc.
Cũng theo một số chuyên gia, chất lượng rau ngoài phụ thuộc vào đất
còn phụ thuộc vào giống rau, quy trình chăm sóc.Trường hợp rau được trồng ở
nghĩa địa, người dân cũng không nên quá lo lắng vì ở các nghĩa trang hài cốt
thường được chôn sâu 1,5-2m nên kim loại nặng nếu có sẽ ngấm vào mạch nước ngầm,
nguy có ảnh hưởng nguồn nước thôi chứ ít ảnh hưởng đến măt đất.
PGS Trần Hồng Côn, giảng viên khoa Hóa học Đại học Tự nhiên Hà Nội,
khẳng định: Tất cả chất độc từ con người, nếu có cũng không thể thẩm thấu trở
lên do liều lượng thấp, khả năng gây ô nhiễm khó. Trong trường hợp có mầm bệnh,
do chôn sâu trong điều kiện yếm khí, kể cả chúng có thoát ra theo một kẽ nứt
nào đó song khi ra ngoài gặp ánh nắng, gió, nhiệt độ, chúng sẽ bị tiêu diệt. Do
đó, khả năng sác xuất chúng đi vào nhiễm trong rau, gây bệnh cho con người rất
hiếm
Nằm mơ thấy nghĩa địa
Trả lờiXóaTác dụng cây mật gấu
tiểu sử của ca sĩ Giang Hồng Ngọc
Ma quỷ có sợ tỏi không
Tác dụng cây mật gấu
7 tác dụng của cây sả