“Đa cấp” – mô hình kinh doanh
mà ở đầu thế kỉ 21 bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam và đạt tổng doanh
thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh đa cấp phát triển quá mạnh mẽ
khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể bị ảnh
hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận
không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối
kinh doanh đa cấp.
Ngày
31-03-2010, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam - MLMA chính thức ra mắt tại Hà Nội.
Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Nhưng
đến hai ba năm gần đây khi nhắc tới cụm
từ “đa cấp”, hẳn không còn mấy ai có thiện cảm với mô hình này như những ngày đầu
nó bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Có quá nhiều những câu chuyện giở khóc, giở cười,
hay những câu chuyện tán gia bại sản vì đa cấp.
Trong
số những đối tượng được các công ty đa cấp hướng đến có bạn thuộc nhóm tân sinh
viên. Những người hàng ngày tiếp xúc với công nghệ thông tin, internet, báo
đài, mạng xã hội nơi hàng ngày đưa các thông tin về công ty đa cấp lừa đảo
nhưng tại sao các tân sinh viên vẫn hăng hái tham gia?
Và
có lẽ cuộc trò chuyện dưới đâ với
Blogger Truyền thông Xã hội, ông Nguyễn Ngọc Long về vấn đề này sẽ giúp chúng
ta trả lời được câu hỏi “Vì sao sinh viên dễ sa vào đa cấp”.
"Bí mật" đằng sau những thủ đoạn
truyền thông tưởng như ngớ ngẩn của các công ty đa cấp
- Đứng
ở góc độ là một nhà Truyền thông, ông nghĩ lý do gì khiến kinh doanh đa cấp vẫn
chiếm được lòng tin của nhiều người dù bao năm nay, các phương tiện đều phơi
bày sự thật rằng hầu hết mô hình kinh doanh đa cấp đã biến tướng thành lừa đảo?
Đa cấp
chủ yếu sử dụng hình thức truyền thông trực tiếp theo kiểu rỉ tai, truyền miệng,
chiêu dụ trực tiếp theo kiểu bạn bè người thân hoặc mặt đối mặt trong tọa đàm,
hội thảo. Đây được coi là kênh hiệu quả nhất trong tất cả các kênh truyền thông
hiện có. Xét tới hiệu quả của kênh truyền thông, nguồn phát (tức người
nói) là một trong năm yếu tố quan trọng nhất. Đa cấp thường sử dụng những
"nguồn phát" mà nhìn qua, có vẻ không uy tín bằng báo chí, nhưng xét
về mức độ thân tình thì vượt trội. Đó là mối quan hệ bạn thân, bố mẹ và
con cái, thầy cô giáo và học sinh, bác sĩ với bệnh nhân... Nạn nhân bị
chiêu dụ hay phát sinh suy nghĩ "chẳng nhẽ anh X, chị Y lại lừa
mình?". Không lẽ người thân lại muốn làm hại mình?
- Vậy theo ông, các kênh truyền thông đại chúng nên sử dụng thông điệp như thế nào để người dân, trong đó có những sinh viên trẻ tránh xa đa cấp. Bởi sinh viên vốn là đối tượng tiếp xúc với truyền thông nhiều nhất nhưng lại bị các công ty đa cấp lừa rất nhiều?
- Vậy theo ông, các kênh truyền thông đại chúng nên sử dụng thông điệp như thế nào để người dân, trong đó có những sinh viên trẻ tránh xa đa cấp. Bởi sinh viên vốn là đối tượng tiếp xúc với truyền thông nhiều nhất nhưng lại bị các công ty đa cấp lừa rất nhiều?
Chính
vì đối tượng bị lôi kéo là sinh viên, vốn không phải quá nhẹ dạ cả tin, nên một
khi đã bị "gieo niềm tin" thì niềm tin ấy sẽ vô cùng son sắt!Có thể
ban đầu sinh viên vẫn nghi ngờ và dè chừng đa cấp, đặt nó ở giữa hai thái độ tốt
xấu, đúng sai. Nhưng sau khi bị "hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn" bởi những
câu hỏi cắc cớ, niềm tin của các bạn sẽ đảo chiều. Họ cho rằng báo chí là không
đáng tin và dịch chuyển về phía các công ty đa cấp. Đây là một lỗ hổng của truyền
thông. Nói một cách công bằng, mô hình đa cấp, đến bây giờ, là không xấu hoặc
ít nhất là chưa xấu. Chỉ có biến tướng của đa cấp mới gây ra nhiều nguy hại.
Cho
nên, nếu thông điệp trên báo chí đưa ra là "đa cấp rất nguy hiểm và phải đề
phòng" thay vì "đa cấp rất xấu", sẽ không còn cơ hội cho đa cấp
phản đòn theo kiểu "tao không xấu, suy ra tao tốt".
- Các
công ty đa cấp thường có chung một chiêu bài là trong các cuộc hội thảo, thường
có các tình huống để mọi người cùng hô hào những lời tuyên bố làm giàu hùng hồn.
Tại sao lại có những "màn kịch" lặp đi lặp lại như vậy?
Đó
không phải là chuyện ngẫu nhiên, không phải là tai nạn, mà lý do chính là vì những
thủ lĩnh đa cấp được đào tạo chuyên sâu về NLP - Ngôn ngữ lập trình tư duy, một
dạng thức gần như thôi miên vậy.
Họ
biết cách xét đoán và phân loại người đối diện thuộc tuýp người gì, làm sao để
tiếp cận, tạo lòng tin và thuyết phục. Họ biết cách sử dụng âm nhạc, ánh sáng
(trong phòng hội thảo), dẫn dắt cảm xúc người nghe bằng các câu chuyện cảm động,
khóc cười. Cuối cùng, đưa người nghe vào trạng thái dễ kích động và lơi lỏng
đề phòng.
Trên cả kinh tế - sức hút của đa cấp nằm ở
lương tâm và tình cảm
-
Các bạn sinh viên không được trả tiền để kinh doanh đa cấp. Ngược lại, họ phải
nộp tiền để tiếp tục... bị mất tiền! Vậy theo ông, tại sao các "miếng bánh
vẽ" của đa cấp vẫn cứ phát huy tác dụng?
Câu
trả lời nằm ở chỗ: sinh viên... thông minh quá! Dân đa cấp được trang bị rất
nhiều kiến thức về làm giàu, về tài chính và về tự do tài chính - vốn là những
khu vực mà sinh viên luôn khát khao tìm hiểu. Sinh viên cảm thấy mình đang được
"khai sáng", chỉ ra con đường đúng đắn nhất để đi đến tự do và hạnh
phúc. Và thế là, họ sập bẫy thôi. Nhiều thủ lĩnh đa cấp và cả chính những
bạn sinh viên sau khi bị chiêu dụ vào đa cấp đều được huấn luyện rất nhiều về
NLP và đặc biệt là các kỹ năng mềm. Người Việt vốn coi trọng truyền thống
tôn sư trọng đạo, sinh viên sau khi được "khai sáng" về nhập môn tài
chính, lại được "trang bị" một rổ kỹ năng mềm... tất nhiên rất coi trọng
người thầy đa cấp của mình, thầy nói gì cũng đúng và nhất nhất nghe theo.
- Có một thực tế là nhiều sinh viên đi được nửa chặng đường với đa cấp thì biết mình bị lừa nhưng vẫn tiếp tục lao thân vào con đường không lối thoát, tiếp tục quay ngược lại lừa bạn bè, người thân? Theo ông, tại sao lại như vậy?
- Có một thực tế là nhiều sinh viên đi được nửa chặng đường với đa cấp thì biết mình bị lừa nhưng vẫn tiếp tục lao thân vào con đường không lối thoát, tiếp tục quay ngược lại lừa bạn bè, người thân? Theo ông, tại sao lại như vậy?
Cho
tới khi được trang bị những kiến thức, kỹ năng ở bước trên, sinh viên vẫn chưa
bị biến thành những con đỉa được thả ngược về hút máu cộng đồng. Các bạn sẽ thấy
chẳng có gì để phải nghi ngờ, những gì xã hội đồn đoán về "thầy" mình
đều sai bét. Đó là điều cực kỳ nguy hiểm! Các thủ lĩnh đa cấp đủ khôn ngoan và
đã được huấn luyện để làm tốt việc này.
Họ
chỉ "ra đòn" khi thấy bạn đã có một niềm tin tuyệt đối không thể nào
lung lạc. Với niềm tin son sắt ấy, sinh viên quay trở lại cộng đồng, bắt đầu
sử dụng những gì mình được học để chiêu dụ người thân, bạn bè. Họ giấu gia đình
để mang tiền ném vào đa cấp, và mải mê trong cuộc đua này.
Tới
khi đủ tỉnh táo hoặc quá đau đớn để nhận ra mình lầm đường lạc lối thì chính những
mối quan hệ bị tổn thương xung quanh họ lại biến thành thiên la địa võng ngăn cản
họ thoát ra ngoài.
Qua
cuộc nói chuyện trên hi vọng mọi người sẽ hiểu hơn về những chiêu bài đa cấp dù không có gì mới mẻ nhưng vẫn nhiều
người vẫn sa lầy.
Đăng nhận xét