Những hệ lụy của bệnh thành tích?
Hiện nay, theo xu thế chạy đua tìm kiếm các điểm số, rất nhiều phụ huynh và các con học sinh rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về thể xác và tinh thần. Vậy nên hay không căn bệnh thành tích này?
1. Học sinh phải đi học thêm quá nhiều
Tình trạng này dẫn đến việc quá tải giữa cả cũng và cầu. Do số lượng học sinh đăng ký học quá đông, dẫn đến việc nhồi nhét lớp học, nhồi nhét kiến thức cho con. Không phỉa càng học nhiều con càng học giỏi như phụ huynh vẫn nghĩ và mong muốn. “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, lẽ ra ở lứa tuổi này các em phải được học, được vui chơi, được tìm tòi, khám phá và vận dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nhưng thay vào đó là một danh sách những thời gian biểu học chính, học thêm như mạng nhện khiến cho các em phải xoay như chong chóng. Cả một ngày dòng dã hết trường, hết nhà cô lại đến trung tâm…khiến cho các em không còn biết thế nào gọi là thú vui. Chính thực trạng này đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy đáng tiếc: học sinh áp lực quá mà trầm cảm, đòi tự tử, bỏ học…Cũng không thể trách được các em. Chỉ trách ở căn bệnh mà các em đang bị nhiễm phải đó là bệnh thành tích?
2. Tâm lý chạy theo số đông của các bậc phụ huynh.
Hiện nay, nhu cầu học thêm không phải suất phát từ học sinh mà nó được suất phát từ chính các phụ huynh. Các bậc phụ huynh truyền tai nhau, khen ngợi con ông A, bà B được học sinh giỏi cấp Trường, cấp thành Phố…và cũng mong muốn con em mình được như vậy nên tích cực tìm và đăng ký các lớp học cho con. Mặc dù thời khóa biểu trên trường của con khá kín, nhưng phụ huynh vẫn cân đối để sếp các lịch học khác. Do vậy, thay vì thời gian nghỉ ngơi của con thì các con được phụ huynh tháp tùng đến các lớp học thêm. Nghe ở đâu có thầy giỏi thì phụ huynh sẵn sàng bất chấp để được xin cho con một chỗ ở đó mà không cần quan tâm thực chất con mình đang yếu gì và cần gì để phát triển.
3. Tình trạng phổ cập giáo dục tại các cấp học
Hiện nay, tại các trường rất ít các con phải học lại, thi lại hay bị ở lại lớp (đúp, không lên lớp được). Học giỏi lên lớp là tất nhiên, nhưng học dốt, học kém vẫn được cân nhắc để lên lớp vì ở trường đang bị căn bệnh thành tích. Nếu lớp có học sinh đúp thì không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của thầy cô mà còn làm giảm uy tín chất lượng của cả trường. Chính điều này, đã không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn làm hại chính bản thân các em học sinh. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Nhưng nếu tương lai đó chỉ được xây dựng bằng hình thức mà không phải chính thực lực, trí tuệ, khả năng của các em thì cũng không thể phát triển bền vững được. 
Chúng ta có thể thấy rằng, để một đất nước có thể phát triển toàn diện thì nguồn lực không thể thiếu đó là thế hệ trẻ, lớp lớp các thế hệ học sinh. Để có thể đào tạo được tốt thì vai trò của giáo dục là rất rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhìn vào sự thật để biết mình nên làm gì và làm như thế nào vì một tương lai Việt.

Đăng nhận xét

 
Top