Lâm tặc “lộng hành” khai thác gỗ pơ mu kiếm lợi nhuận tại Nghệ An
Tại tỉnh Nghệ An, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã xảy ra tình trạng hoàng loạt cây gỗ pơ mu trăm tuổi bị lâm tặc chặt phá, sau đó mang ra ngoài và chia nhau lợi nhuận.
Theo một số người đã chứng kiến cảnh khai thác gỗ thì có vẻ ở đây hoạt động khá tấp nập và các phiến gỗ được vận chuyển về bãi tập kết phía ngoài bìa rừng. Tiếng máy cưa ầm ĩ và sau đó là cảnh tượng cây đổ ngổn ngang.
Anh T., một người dân địa phương từng làm nghề khai thác gỗ, vùng khai thác ở đây đều được đánh dấu “lãnh thổ”, chỉ có người dân địa phương hoặc người ở trong đường dây buôn bán gỗ mới được vào. Người lạ xuất hiện sẽ bị gây khó dễ và nếu có người lạ thì mọi hoạt động khai thác, vận chuyển sẽ tạm dừng lại.
Bên cạnh đó, tại một khu rừng già khác thuốc bản Mường Đản.Càng tiến vào sâu khu rừng mùi gỗ pơ mu càng rõ rệt, những chỗ mùn cưa còn mới, nhiều cây gỗ đường kính gốc từ 90- 120 cm, thân bị cưa thành nhiều khúc rồi xẻ thành từng tấm lớn
Nhìn khung cảnh những cây pơ mu bị chặt hạ sau đó xẻ ngang mà không khỏi đau xót, những hành động này đang lãng phí tài nguyên của quốc gia vì mục đích trục lợi cá nhân, bởi cái lợi trước mắt luôn che mắt họ
Hiện tại trong rừng, để tìm được một cây pơ mu chưa bị đốn hạ là rất khó, những cây đang chặt phá dở nằm ngổn ngang, trơ lại gốc và mùn cưa còn mới, không khác gì một “bãi chiến trường”.
Cũng theo anh T, những phiến gỗ đẹp sẽ được ưu tiên vận chuyển ra ngoài trước, những tấm xấu hơn sẽ được chuyển dần ra sau, vì đường vận chuyển rất khó khăn. Để đưa pơ mu ra khỏi rừng, người ta phải thuê người cõng, chứ không thể kéo như các loại gỗ khác vì gỗ pơ  mu dễ vỡ, mòn gỗ sẽ mất giá trị kinh tế.
Ngoài ở đây thì những cây phía sâu trong biên giới Việt – Lào thuộc dãy núi Trường Sơn còn điểm khai thác khác cũng được khai thác triệt để, và còn nhiều nơi khác nữa.
Hơn thế các đối tượng khai thác gỗ là dân địa phương được các thương lái đặt hàng. Sau khi xẻ thành nhiều khối gỗ thì họ vận chuyển ra bên ngoài và chia nhau lợi nhuận thu về
Thiết nghĩ, việc khai thác này khá công khai và ồn ã tại sao không có một cơ quan chức năng nào can thiệp, và những người có trách nhiệm bổn phận bảo vệ khu bảo tồn Pù Hoạt đã đi đâu và làm gì khi họ lâm tặc đang “ lộng hành” như vậy
Mặc dù đóng trên trục đường này có tới 4 đơn vị bảo vệ rừng cắm chốt, bao gồm: Trạm quản lý bảo vệ rừng Hạnh Dịch (thuộc BQL khu bảo tồn Pù Hoạt), tổ công tác Mường Đán (đồn biên phòng Hạnh Dịch), BQL khu bảo tổn thiên nhiên Pù Hoạt và đồn biên phòng Hạnh Dịch. Thế nhưng, nhiều năm nay, mỗi ngày những chuyến xe chở gỗ pơ mu vẫn ra vào như chốn không người, không mắc phải sự kiểm tra nào của cơ quan chức năng. 
Mặt khác hoạt động này không chỉ mới một ngày, hai ngày mà nó từ rất lâu trước đó, họ khai thác từ khu rừng nọ sang khu rừng khác. Đây là một dấu chấm hỏi rất lớn cho các đơn vị đang có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên quốc gia

Đăng nhận xét

 
Top