Nhắc
đến miền Trung là người ta thường nghĩ đến nó với mảnh đất đầy thân thương, mảnh
đất đầy nắng và gió nơi mà có những con người thật thà, chân chất, cần cù,chăm
chỉ, lam lũ lao động hàng ngày nhưng cũng nhưng chính người dân nơi đây lại
luôn phải hứng chịu và trải qua bao khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống.
Đây
là mảnh đất đã đưa đến cho chúng một vị lãnh tụ - một Hồ Chủ Tịch yêu nước,
thương dân, dải đất miền Trung dài và hẹp đó lại có vị trí chiến lược quan trọng
là trung tâm nối liền miền Nam và miền Bắc của tổ quốc, tuy là nơi có vị trí
chiến lược quan trọng nhưng chính địa thê ấy lại mang lại những trở ngại và những
mối đe dọa nguy hiểm từ những thiên tai, vâng đó chính là những cơn lũ tàn ác mỗi
khi nó đến đã tàn phá và càn quét mọi thứ của người dân nơi đây.
Hiện
nay, vấn đề lũ lụt ở miền Trung đã không còn là mối lo ngại của riêng chính quyền
và người dân nơi đây mà nó đã trở thành nỗi lo của cả nước và toàn dân.
Mỗi
khi lũ kéo đến nó đã kéo theo sự tàn phá và thiệt hại nghiêm trọng về người và
của , làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của những người dân nơi đây.
Vậy,
phải chăng khi lũ và bão xảy ra một cách thường xuyên như vậy thì không còn
cách nào khác những người dân nơi đây cần phải khắc phục và biết cách sống
chung và phòng trách lũ sao cho tác động ảnh hưởng và gây hại là hạn chế nhất.
1. Hậu quả của lũ gây ra
Lũ đến
rất nhanh và hậu quả mà nó mang theo cũng rất lớn, hàng năm bão, lũ miền Trung
xảy ra đều khiến cuộc sống của người dân nơi đậy rơi vào tình trạng lao đao, cửa mất nhà tan.
Vì
ngập úng trên diện rộng nên kéo theo những thiệt hại về người và của rất nghiêm
trọng.
Số
lượng người chết và mất tích sau mỗi trận bão, lũ đều rất thương tâm có thể kể
đến: Năm 1996 bão lũ đã cướp đi 400 sinh mạng, năm 1998 cướp đi 450 người,
riêng tháng 11, 12 năm 1999 được coi là cơn lũ thế kỷ khi đã cướp đi gần 750
người.
Và gần
đây nhất, cơn bão diễn ra vào ngày 15/10/2016 cũng đã gây thiệt hại nặng nề :
làm 15 người chết, 9 người mất tích và 18 người bị thương hơn 27,000 ngôi nhà
ngập trong biển nước.
Những
nơi bị lũ ngập đã làm cho người dân mất nhà,
có nhà mà không thể ở, làm hư hại đến hoa màu , công trình, cơ sở vật chất của
người dân nơi đây ảnh hưởng đến đời sống của người dân khiến họ rơi vào cảnh
thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng,
nguồn nước sạch bị ô nhiễm và thiếu nước sinh hoạt.
Không
chỉ vậy lũ ngập trên diện rộng còn làm cho việc đi lại của các trục đường khó
khăn hơn trong việc lưu thông.
Những
xác động vật chết chưa phân hủy gây ra mùi hôi, ô nhiễm là môi trường tiềm ẩn
nhiều bệnh tật gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của người dân.
Những
mất mát về vật chất còn có thể kiếm và gây dựng lại nhưng những nỗi ám ảnh và sự
mất mát về tinh thần thì có lẽ sẽ không bao giờ có thể xóa nhòa trong tâm can mỗi
người con nơi đây.
2. Nguyên nhân hình thành lũ ở miền Trung
Có
thể thấy rằng, lũ lụt xảy ra ở miền Trung là rất thường xuyên , hại mà nó gây
ra lên tới con số tỷ đồng, những trận lũ đại hồng thủy có thể kể đến qua các
năm đó là : 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2010, 2011,
2013 và gần đây nhất chính là trận lũ vào ngày 15/10/2016... có lúc xảy ra lũ
chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999.
Một
câu hỏi đặt ra là tại sao miền Trung lại xảy ra nhiều lũ và tốc độ xảy ra thường
rất nhanh và bất ngờ ít có sự phòng, tránh trước như vậy?
Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến lũ lụt kéo dài bởi do địa hình của miền Trung rất dễ có
mưa: Khi phía Bắc có không khí lạnh từ Trung Quốc kéo sang, phía Nam là rãnh áp
thấp hình thành trên biển khi di chuyển ra vùng biển khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi
thì gặp vùng đối lưu mạnh ở khu đèo Hải Vân nên gây ra mưa lớn.
Cùng
với đó các sông ở khu vực miền Trung rất nhiều nhưng lại ngắn, dòng chảy nông của
sông đổ ra biển thì lại ít nên sẽ làm cho dòng chảy chậm và nước dâng cao sẽ
làm ngập trên diện rộng.
Ngoài
ra, ngoài nguyên nhân trên nạn khai thác, phá rừng và khai thác đá sỏi cũng là
nguyên nhân dẫn đến lũ lớn, khi rừng bị tàn phá mà khi mưa lại không có cây để
giữ nước nên nước ở rừng đầu nguồn sẽ chạ ồ ạt xuống vùng thượng lưu gây lũ bất
ngờ.
Cùng
với đó quà trình công nghiệp hóa một số nơi của miền Trung cũng tiến hành san lấp
vùng trũng, khu vực ven dòng chảy , rừng phòng hộ và đầu nguồn bị thu hẹp.
Một
nguyên nhân nữa xuất phát từ việc xây dựng hệ thống đê đập, xả lũ không hợp lí
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lũ lớn.
3. Biện pháp phòng và tránh lũ ở miền Trung
Bởi
địa hình và khí hậu của miền Trung không thể né tránh những cơn bão lũ ập đến
nên để tránh tổn thất về người và của và giảm thiểu tác hại của nó thì cách tốt
nhất là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, sẵn sàng sống chung với lũ.
- Thứ nhất: Cần làm tốt công tác
dự báo thời tiết để người dân nơi đây có thể nắm bắt thông tin kịp thời và chuẩn
bị để đối mặt với bão và lũ.
- Thứ hai: Chính quyền và người
dân cần làm tốt công tác phòng, chống bão lũ
xây dựng đê đập hệ thống cấp
thoát nước hợp lí, khi có lũ cần sẵn sàng vào cuộc để vận động và khích lệ người
dân cùng vượt qua.
- Thứ ba: Bởi sông ở miền
Trung đa số rất nông và dòng chảy không siết nên cần thực hiện nạo vét các con
sông để tạo dòng chảy mạnh và nhanh khi có lũ thì nước rút ra cửa sông sẽ nhanh
hơn.
- Thứ tư: Cần tăng cường bảo vệ
rừng, nghiêm cấm và xử lí nghiêm nạn khai thác rừng bừa bãi đặc biệt là rừng
phòng hộ đầu nguồn, cùng với đó tích cực trồng rừng và cây xanh để giúp cho việc
giữ nước và đổ nước xuống vùng hạ lưu tốt hơn khi có mưa lớn .
- Thứ năm: Vì miền Trung thường
xuyên xảy ra lũ nên cần khuyến khích xây dựng những ngôi nhà có thể sống chung
với lũ như: nhà nổi, nhà phao.
Xưa
ông cha ta có câu: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu nói này nó thực sự
đúng với tình trạng và hoàn cảnh mỗi khi
miền Trung bị bão ngập lụt, những hình ảnh đau thương, mất mát về miền Trung
thân yêu khi cơn bão đi qua khiến mỗi người dân Việt quoặn thắt tim, gan,
thương nhớ về miền Trung yêu dấu rồi những cánh tay của người dân trong và
ngoài nước, các nhà hảo tâm đã dang rộng giúp đỡ họ nhưng so với những gì mà
người dân nơi đây phải chịu đó có lẽ những
sự an ủi, sự cảm thông, chia sẻ đó sẽ không thể xóa nhòa khỏi những kí ức đau
thương mà mỗi khi cơn lũ đi qua để lại.
Mảnh
đất miền Trung vẫn còn đó, những người dân miền Trung vẫn còn đó nhưng có lẽ cuộc
chiến với bão, lũ không biết đến khi nào mới là hồi kết.
Đăng nhận xét