Bạo lực gia đình – vấn nạn cần được cảnh tỉnh và đẩy lùi
Gia đình là quê hương, là mái ấm của mỗi con người, là nơi chúng ta sinh ra được nuôi nấng và trưởng thành.
Mỗi chúng ta đều có gia đình của riêng mình, khi vui cũng như khi buồn, khi làm việc mệt mỏi cũng như chùn bước ai cũng muốn được trở về cùng ăn những bữa cơm ấm cúng bên gia đình được an ủi, trò chuyện và vỗ về.
Sẽ hạnh phúc và ấm cúng biết mấy khi gia đình nào cũng được yên ấm, an vui nhưng cuộc sống đôi khi đâu phải lúc nào cũng là màu hồng, là niềm vui, là hạnh phúc.
Với tiềm thức của chúng ta gia đình luôn là tổ ấm, là nơi để về, để yêu thương, bao bọc nhưng quanh chúng ta vẫn có những gia đình hàng ngày phải gánh gồng với  miếng cơm manh áo, vẫn thường xuyên xảy ra những xung đột gia đình, đánh đập và bạo hành lẫn nhau gây ra những tổn thương to lớn trong tâm khảm mỗi người, làm mất đi tổ ấm vốn có của gia đình  thay vào đó là  những trận ẩu đả và đòn roi.
Ở Việt Nam trước kia vẫn có những trận đánh đập lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình nhưng vì tổ ấm gia đình, vì thể diện dòng họ mà những trận bạo lưc gia đình chưa được biết đến nhiều để cảnh báo, và thức tỉnh.
Ngày nay đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, thông tin đại chúng, truyền thông báo đài phát triển nên những vụ bạo lực gia đình xảy ra đều lan rộng với tốc độ nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng và bị mọi người lên án mạnh mẽ và cần phải đẩy lùi nạn này.
1. Bạo lực gia đình
Bạo lực có thể hiểu là người bạo lực sử dụng sức mạnh về thể lực của bản thân để tác động lên người khác gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho họ.
Còn bạo lực gia đình được hiểu là người sử dụng sức mạnh của bản thân để  cố ý gây tác động lên các thành viên trong gia đình gây đau đớn về thể xác và tổn thương về tinh thần cho những người thân trong gia đình.
Theo tìm hiểu thì bạo lực gia đình có nhiều hình thức gồm : Bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta bạo lực thể xác và tinh thần là hai loại bạo lực phổ biến nhất.
2. Thực trạng của nạn bạo lực gia đình
Hiện nay, nạn bạo lực  gia đình đã không còn xa lạ với xã hội và với mỗi gia đình nữa.
Chuyện khi đang ngủ trưa mà phải bật dậy khi nghe tiếng bố mẹ chử con cái bên hàng xóm rồi dùng những đòn roi, hay những cái bạt tai để giáo huấn con cái mình.
Hay khi những lúc nửa đêm chuẩn bị đi ngủ mà nghe tiếng vợ chồng nhà bên cãi cọ rồi chồng đánh vợ, đập vỡ đồ đạc khi nhậu say về hay có những lúc bức xúc về kinh tế, cuộc sống khó khăn kèm theo đó là tiếng khóc thảm thiết của những đứa con thơ.
Có lẽ rằng chuyện đó nó không còn xa lạ với những ai thường xuyên phải nghe và chứng kiến cảnh bạo lực gia đình hay biết những vụ bạo lực gia đình qua các trang mạng xã hội.
Bạo lực gia đình – vấn nạn cần được cảnh tỉnh và đẩy lùi
3. Hậu quả, ảnh hưởng của bạo lực gia đình
Đối với gia đình:
Bạo lực gia đình đã biến tổ ấm gia đình thành địa ngục thành nô lệ của những trận cãi vã, ẩu đả và đòn roi.
Nó làm méo mó từ hạnh phúc gia đình, nơi sinh thành và nuôi nấng mỗi con người, nó khiến mỗi người không còn muốn trở về sau những giờ lao động và làm việc mệt mỏi nữa.
Nó làm chao đảo cuộc sống của mỗi gia đình, làm tổn hại đến sức khỏa và kinh tế của gia đình.
Khi bị hành hạ đánh đập những trụ cột chính trong gia đình là những người cha, người mẹ không còn khả năng để lao động, sản xuất kinh tế khi trên người mang những nỗi đau thể xác và ám ảnh tinh thấn.
Những người con không còn cảm thấy gia đình là chỗ dựa, là mái ấm, cha mẹ là những người thân mà trở  thành những kẻ đánh nguười không ghê tay.
Thực tế cho thấy những người vợ bị đánh đập thì tình trạng sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng khi thường xuyên bị bạo hành, làm gia tăng nguy cơ sảy thai và lưu thai.
Đối với xã hội:
Nạn bạo lực gia đình diễn ra càng ngày gia tăng với mức độ nghiêm trọng và tinh vi khiến cho cuộc sống gia đình nói riêng và đời sống xã hội bị xuống cấp trầm trọng khi nhắc đến từ tổ ấm gia đình.
Nó làm ảnh hưởng đến văn minh, đạo đức, lối sống, trật tự an ninh của toàn xã hội.
4. Giải pháp ngăn chặn bạo lực gia đình
Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Gia đình là cái nôi, là tổ ấm riêng trong mỗi con người nên mỗi gia đình và cộng đồng hãy cùng nhau đẩy lùi nạn bạo lực gia đình và mỗi chúng ta hãy cùng nhau giữ lấy nét đẹp trong từ” gia đình” của mỗi người.

Đăng nhận xét

 
Top