24 đám cháy diễn ra trong Kì nghỉ Tết Đinh Dậu 2017
1000 m2 bị thiêu trui tại khu dân cư ở Hồ Tây, Hà Nội
440 vụ cháy xảy ra trên toàn quốc trong tháng 1 năm 2017
98 vụ cháy đã diễn ra tại Hà Nội vào tháng 1-2017. Thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng
Và gần đây, tối ngày 09/03/2017, khói lửa ngùn ngụt cháy trước
Trung tâm thương mại SC Vivo City, TP. Hồ Chí Minh trong đêm ra mắt bộ phim bom
tấn “Kong – Đảo đầu lâu” khiến hàng ngàn người hoảng loạn bỏ chạy.
“Cháy”, “Cháy lớn”, “Thiêu trui”, “Ngọn lửa ngùn ngụt”, Phải chăng
đám cháy ấy được reo rắc bởi nỗi kinh hoàng đến từ những ngọn lửa. Và những con số trên chắc chắn sẽ không dừng
lại ở đây nếu như ý thức và sự cảnh giác của mọi người chưa được nâng cao.
Những ngày đầu năm 2017 liên tiếp xảy ra hàng loạt các vụ cháy lớn
trên địa bàn cả nước gây thiệt hại lớn gây thiệt hại lớn về tài sản đặc biệt là
sự nguy hiểm đến tính mạng con người. Bài viết sau đây xin chia sẻ một vài kĩ
năng phòng tránh, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
1. Thứ nhất đó là giữ sự bình tĩnh
Yếu tố quan trọng nhất của việc giữ được tính mạng của bản thân
trong các đám cháy đó là giữ được sự bình tĩnh và thự hiện đúng theo những bước
chỉ dẫn để thoát khỏi vụ hỏa hoạn. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất.
Khi xảy ra một sự việc bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng con người như vậy rất dễ
dẫn đến tình trạng tâm trí bị hoảng loạn, não bộ tạm thời bị xóa trắng và không
biết xử lý tình huống như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, điều quan trọng nhất lúc
đó là mỗi người phải tự trấn tĩnh tinh thần cho chính mình.
2. Thứ hai – Lấy khăn thấm nước để
che kín miện và mũi để lọc không khí hít thở
Phần lớn các nạn nhân bị thiệt mạng trong các đám cháy là do bị ngột
và ngạt thở. Sau khi bình tĩnh, bạn hãy tìm một chiếc khăn và có thấm chút nước
dùng bịt lên mũi để lọc không khí hít thở. Việc đó sẽ giúp cho bạn không rơi
vào tình trạng thiếu oxy, không có oxy để thở. Ngoài ra bạn có thể dùng chăn, mền
thấm nước trùm lên người để tránh lửa bén lên quần áo, trang phục.
3. Thứ ba là di chuyển đến lối
thoát nạn an toàn
Tiếp theo sau đó bạn cần phải di chuyển đến một lối thoát nạn an
toàn, là lối ra không bị khói, bụi, không bị sản phẩm khác che bụi, không bị
tác động nguy hiểm của các đám cháy. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn đến
các lối đi an toàn, dẫn đến cầu thang bộ, lối ngang dẫn đến công trình liền kề.
* Một số lưu ý nhỏ:
- Khi thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc hành lang hãy gây chú ý với
lính cứu hỏa bằng cách vẫy tay hoặc la hét lớn.
- Nếu bị lửa làm cháy quần áo bạn cần dừng chuyển động và nằm xuống
lăn qua lăn lại để dập hết lửa đang bị bèn trên quần áo.
- Không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy to hơn
- Không nhảy được vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước khi bị lửa
tác động vì rất có thể bạn sẽ bị luộc sôi khi nhiệt độ và lửa đám cháy
- Không được trú trong tủ quần áo, nhà vệ sinh hoặc thang máy. Vì
khi hỏa hoạn đây sẽ là những nơi bị thiếu oxy rất dễ dẫn đến việc bị ngạt thở.
Trên đây là những bí quyết nhỏ giúp bạn thoát khỏi đám cháy. Tuy
nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Một
khi hỏa hoạn, cháy đã xảy ra thì hậu quả vô cùng lớn với kể cả người và của. Vì
vậy nên điều quan trọng nhất để dập tắt mọi đám cháy là đến từ ý thức của từng
người dân, từng chủ doanh nghiệp. Đám cháy xảy ra không phải từ ngọn lửa mà phần
đa là từ chính sự thiếu cẩn trọng và ý thức của mọi người. Tất cả mọi người hãy
chung tay vì một xã hội không có hỏa hoạn.
Đăng nhận xét