Lớp học đặc biệt của những học sinh đặc biệt
Trường học là nơi các học sinh được học tập và dạy dỗ về các kiến thức cơ bản: tiếng việt, toán, khoa học xã hội, với những học sinh theo cấp bậc: Trường mần non (từ 2 – 5 tuổi); trường tiểu học (6- 10 tuổi); trường trung học cơ sở (10 tuổi- 14 tuổi); trường trung học phổ thông (15 tuổi – 18 tuổi). Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy những lớp học đặc biệt và học sinh đặc biệt, không phân cấp theo độ tuổi đến trường, theo cấp bậc mà là những con người đã làm mẹ, làm bà, những người đã quá tuổi đi học tại vùng cao Tây Nguyên.
Giữa núi rừng vẫn ngân vang tiếng học sinh đọc, nói cười, tiếng cô hỏi – trò trả lời đến tận khuya. Điều đặc biệt lớp học diễn ra từ 19h đến khuya, cô trò vẫn miệt mài. Học sinh là ai? Họ bao nhiêu tuổi. Có thể nói đây là lớp học không tuổi bởi có người đã gần 60 tuổi, có người đã lên chức ông bà. Đề có những bài giảng trên lớp, các học trò.
Thời gian được đều đặn trong ngày: sáng dạy trẻ, tối dậy già. Liên tiếp 3 năm liền, cứ mỗi khi học sinh trường phổ thông cơ sở Kim Đồng (xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông) bước vào năm học mới cũng là lúc người già, người chưa biết chữ đến lớp đăng kí học. Các thầy cô giáo tại trường Kim Đồng là những người giảng dạy lớp học đặc biệt này. Cô Nguyễn Thị Thảo là một trong những cô giáo đã có thâm niên giảng dạy các lớp học xóa mù chữ. Cô có chia sẻ: “cô nhiều khi cảm thấy ngại ngùng khi dạy cả những học sinh hơn cả tuổi mình”, tuy nhiên, cô luôn nỗ lực và được học sinh yêu mến, ngưỡng mộ rất nhiều. Cô còn chia sẻ thêm: So với việc dạy học sinh bình thường thì dạy học cho những học sinh có tuổi rồi cũng khá thú vị bởi những trải nghiệm thực tế. Các buổi học đầu tiên thường rất trầm, thậm chí có những học sinh còn e ngại và ngồi lì ra khi cô hỏi đến tên hoặc giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên, trải qua một tuần, mọi người đã quen và bắt nhịp vào lớp học, Không khí lớp học đã bắt đầu sôi nổi và tích cực hơn, cô và trò đều cảm thấy thoải mái, hiệu quả học tập tốt hơn. Có những lớp học buổi tối bắt đầu từ 19h và kết thúc về khuya do cô giáo Đào Thị Nhạn (giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Quảng Tín, huyện Đắk P’Lấp). Cô có chia sẻ, buổi sáng dạy các em nhỏ đáng yêu ngộ nghĩnh, cô giáo như người mẹ quan tâm và chăm sóc các con nhỏ nhưng buổi tối khi dạy, cô như người bạn, người giúp đỡ các học trò chưa biết chữ.
Một điều thú vị và đặc biệt trong lớp học, đó là dù mỗi người có tính cách khác nhau nhưng đó là những học trò rất ngoan ngoãn, chăn chỉ, chịu khó học tập, dù đã lớn tuổi nhưng họ tự cho bản thân mình là những học sinh bé bỏng, luôn giữ thái độ tôn trọng giáo viên
Những nội dung bài học lên lớp của cô và trò có nhiều điều đặc biệt.  Với mục tiêu, sau khi hoàn thành khóa học, các học sinh phải đọc được thư, báo, sách, truyện, hướng dẫn của bác sĩ, đọc các hướng dẫn khi sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, hiểu được kĩ thuật sản xuất mới. Vì vậy, trong những nội dung bài giảng cần gắn liền với thực tế của học sinh. Bên cạnh hai môn học chính là tiếng việt và toán, Không thể dạy cho các học sinh về con gà đẻ ra cái gì? Mà gắn liền với thực tế về lúa, gạo, bao cà phê, hoặc các kiến thức về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, chất dinh dưỡng, các thiết bị, giao thông đi lại... Một điều nữa với các học sinh đó hằng ngày vẫn lao động trên các mảnh đất, chân lấm tay bùn, sinh sống trong các vùng núi, chưa biết cách bảo vệ và có kế hoạch sinh đẻ, vì vậy các nội dung về sinh sản, kế hoạch hóa và sản xuất nông nghiệp cũng đưa vào trong các buổi học. Các cô giáo đồng thời là các chuyên gia tư vấn về mọi lĩnh vực, khi học sinh không hiểu về bất kì vấn đề gì là có thể hỏi. Bởi vậy, các cô phải tìm hiểu và đọc nhiều các sách có liên quan đến sản xuất, nông nghiệp hoặc sẽ đi thực tế để hỏi cán bộ khuyến nông địa phương. Các lớp học ngày càng được duy trì và phát triển, vì vậy, số người đi học càng tăng lên đồng nghĩa với việc số người không biết chữ đã giảm đáng kể. Với tâm huyết, lòng yêu nghề, các cô giáo đã vận động, mở lớp và truyền đạt các kiến thức thực tế cho những người dân tộc thiểu số được học tập và phát triển hơn về nhận thức.

Đăng nhận xét

 
Top