Trong
thời gian gần đây, có rất nhiều các vụ tai nạn xảy ra ở trẻ sơ sinh mà các mối
nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi ở trong nhà cùng người thân. Chỉ cần một chút
sơ ý thì hậu quả có thể gây ra rất nhiều.
Sự việc
điển hình xảy ra ngày 25/5/2016. Một bé gái thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã
phải nhập viện trong tình trạng co giật, tím tái. Theo chia sẻ được biết, sự việc
được xảy ra cách đây trước 1 tháng: Hôm
đó bé cùng với người nhà nằm võng chơi với nhau. Khi võng lắc, bé An hiếu động
đạp chân, không may người nhà trượt tay khiến bé bị ngã, đập đầu xuống đất. Tai
nạn khiến bé ngay lập tức bị chấn thương sọ não. Bé đã điều trị và có dấu hiệu
tổn thương não nặng.
Theo các chuyên gia, tốt
nhất là ba mẹ hãy đặt trẻ ngủ trên giường, hay trong nôi để đảm bảo an toàn và
không bị ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Nếu bắt buộc, cha mẹ chỉ
đặt trẻ nằm võng khi trẻ hơn 3 tháng tuổi; Không cho trẻ nằm trên võng ngủ quá
lâu; Chỉ đặt trẻ nằm võng vào ban ngày với những giấc ngủ ngắn; Để lưng trẻ
được nâng đỡ một cách tốt nhất thì ba mẹ hãy lót một tấm chiếu nhỏ hoặc cho trẻ
nằm chéo so với chiều võng; Không đu võng cho bé quá lâu, quá mạnh vì ảnh hưởng
không tốt đến hệ thần kinh của trẻ; Nên chắn võng ngang sao cho trẻ không bị
lật võng ngã trong lúc ngủ…
Đây là một trong những bài học dành cho các cha mẹ
có con nhỏ, luôn luôn phải cẩn thận trông nom trẻ vì “chỉ một phút cẩn tắc vô
áy náy” thì có thể để hậu quả rất lâu dài về sau và hậu quả suốt đời cho trẻ.
Dưới đây là một số mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
khi ở nhà:
- Điện và các thiết bị điện: Trẻ nhỏ luôn tò mò với
các vật dụng có trong nhà của chúng. Việc trẻ dễ dàng tiếp xúc với các nguồn điện
là điều không tránh khỏi. Dể đảm bảo an toàn cho trẻ các cha mẹ nên che chắn
các thiết bị điện bằng băng dính hoặc miếng nhựa tránh để hở. Không cho trẻ tiếp cận với các
thiết bị điện như: bàn là, quạt điện..Không để các vật kim loại, bút chì ở gần
nguồn điện. Cha mẹ có thể tạo các phản xạ cho con để con phòng tránh những nơi
có nguồn điện nguy hiểm.
- Các thiết bị hoặc vật dụng sắc nhọn: Trong gia
đình, căn bếp là khu vực chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ vì đây là nơi
thường xuyên xuất hiện các thiết bị, vật dụng sắc nhọn. Cha mẹ cần tránh cho trẻ
nhỏ tiếp xúc với khu vực này: Không để dao, kéo, các vật sắc nhọn nằm trong tầm
với của bé. Bạn nên sử dụng giá treo hoặc các ngăn kéo tủ đựng đồ ở trên cao.
- Cửa sổ
hoặc ban công căn hộ tầng cao: Theo số liệu của tổ chức Tổ chức an toàn cho trẻ em thế giới,
trong số đó, có khoảng 150 trẻ tử vong vì leo xuống giường rồi lần ra cửa sổ để
hóng bố mẹ về.
Cách tốt nhất là bạn nên
làm khung, hàng rào chắn phù hợp cho tất cả cửa sổ, ban công, không nên bế trẻ
nhỏ lại sát ban công hoặc cửa sổ.
Điều này kích thích trẻ tò
mò hoặc muốn khám phá và trẻ sẽ cố gắng lại gần những khu vực này khi không có
người lớn bên cạnh.
-Các
loại dị vật: Các loại hạt như hạt lạc,
hạt điều; các loại trái cây như nhãn, vải hay kẹo cứng, các vật dụng như nắp
chai nước, mảnh ghép đồ chơi...đều là những dị vật gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Để
ngăn ngừa và có thể xử lý kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật, các bậc phụ huynh nên
tự trang bị cho mình những cách sơ cấp cứu căn bản nhất.
- Nước và các khu vực xung quanh nhà tắm sẽ khiến
cho trẻ sẽ gặp bất cứ nguy hiểm như: Trượt ngã, đập đầu xuống đất. Chậu nước đầy
=> Cha mẹ cần đổ hết nước ở chậu khi nhà có trẻ nhỏ và trông coi con cẩn thận
bởi vì nguy hiểm sẽ luôn rình rập ở nhà của bạn.
Trên đây là một số chia sẻ để các cha mẹ bảo vệ
con mình khỏi các mối nguy hiểm xung quanh trẻ, tránh những điều đáng tiếc xảy
ra.
Đăng nhận xét