Anh Trần Hiếu Thảo hiện
đang công tác tại Đội điều tiết đảm bảo giao thông thủy (Cảng vụ Đường thủy nội
địa TP.HCM) trên sông Sài Gòn.
Trong khoảng 3 năm tham
gia điều tiết giao thông phục vụ thi công cầu metro số 1, anh Thảo cũng không
hiểu vì sao tháng nào thuộc ca mình trực đều có trường hợp nhảy cầu tự tử, bất
kể cả ban ngay hay đêm. Cứ mỗi lần như vậy, anh Thảo đều đích thân cùng lực
lượng chức năng đi cứu người. Chính vì vậy, anh Thảo đã được Giám đốc Sở giao
thông vận tải và Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa tặng giấy khen. Anh Thảo
chia sẻ việc cứu người nhảy cầu Sài Gòn tự tử gắn với anh như duyên phận. Và khi
nào cứu được người trong lòng cảm thấy vô cùng thanh thản, nhẹ nhàng nhưng nếu
không cứu được thì anh sẽ cảm thấy rất bực tức, khó chịu.
Năm nào trên sông Sài Gòn cũng có người đuối nước,
người vỡ nợ, chán đời hay thất tình tự tử, nếu thấy anh Thảo luôn hết mình cứu,
còn không anh cũng tự nguyện làm người vớt xác từ dưới sông lên bờ.
Anh nhớ lại đêm ngày 18/1/2016
khi đang trực trong Đội, giữa lúc trên cầu Sài Gòn vẫn tấp nập người xe qua
lại, bỗng nghe thấy tiếng “ùm” ở phía cầu. Biết có người nhảy sông, anh Thảo
cùng các thành viên trong đội lập tức nhảy lên ca nô đi tìm. Tuy nhiên loay
hoay mãi chiếc ca nô vẫn không sao nổ máy được. Tất cả an hem đều cuống cuồng
lên. Ai cũng nghĩ có thể do số anh này không may nên Đội của anh đã gặp khó
khăn như vậy. Nhưng sau đó vài phút, chiếc ca nô đã chịu khởi động. Mọi người
điều khiển ca nô ra thì thấy anh kia đang chới với giữa sông. Vô cùng may mắn
khi anh này mang chiếc áo gió bên ngoài nên rơi xuống nước mới có thể lâu chìm
hơn nên Đội của anh đã cứu trợ được.
Một lần khác, anh cùng
cả đội đã cứu được một phụ nữ tầm 50 tuổi, do gia đình nợ nần, túng quẫn quá nên
bắt xe buýt từ quận 11 đi đến cầu Sài Gòn thì xuống xe và sau đó nhảy sông tự
tử. Khi đưa người phụ nữ về đến nhà thì mgười thân trong gia đình đều ôm nhau
khóc và cảm ơn anh Thảo rối rít.
Anh Thảo chia sẻ thêm,
thường các trường hợp nhảy sông tự tử đều xuất phát từ lý do buồn chuyện gia
đình, tình cảm, nợ nần và một mực quyết tâm chết. Nhưng đến khi được cứu sống
thì họ cảm thấy hối hận với hành động của mình và không suy nghĩ đến chuyện tự
tử nữa. Bởi thế anh Thảo luôn sẵn sàng, không mảy may do dự vì chỉ chậm chân
một chút là người ta sẽ chết và coi như hết cuộc đời.
Anh Thảo tâm sự, cứu
người khi đêm xuống gặp nhiều khó khăn vì trời tối, nước chảy xiết và hôm nào nước
xoáy, người rơi xuống thì không thể cứu được. Bởi độ cao từ cầu Sài Gòn xuống
là hơn 8m nên khi người nhảy xuống, nước đập vào ngực dù là nam giới khỏe mạnh
cũng sẽ bị chấn thương . Muốn cứu được người nhảy cầu tự tử anh Thảo phải tính
toán con nước, đoán xem hướng nạn nhân sẽ bị trôi. Đồng thời thao tác cứu người
cần phải thuần thục và nhanh nhẹn.
Anh Thảo không chỉ cứu
sống được nhiều mạng người mà còn vớt được khoảng 10 thi thể trôi sông. Những
thi thể này chủ yếu là thanh niên, sinh viên. Mỗi lần kéo thi thể về anh Thảo vừa
phải chạy ca nô vừa nín thở, do thi thể lâu ngày mới được phát hiện, mùi hôi
thối bốc lên nồng nặc. Sau khi kéo các thi thể đến bờ anh cũng không được về
ngay, mà phải ngồi canh tới khi công an tới nhận bàn giao.
Mong muốn lớn nhất của
anh Thảo là: “Những người nhảy cầu tự vẫn hãy yêu quý lấy bản thân. Trời sinh
ra cuộc sống rất quý, ai cũng có gia đình, người thân, phải biết trân trọng
cuộc sống này”.
Đăng nhận xét