Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình đồi núi và giao
thông cũng như đời sống cơ sở vật chất của người dân nơi đây còn phụ thuộc lớn
vào việc sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như:chế biến cà phê, sản
xuất dong riềng…Việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện cơ sở sản
xuất còn thô sơ và chưa có hệ thống xử lý rác thải khiến môi trường bị ô nhiễm
khá nặng nề, đồng thời chưa có phương án giải quyết triệt để nên tình trạng này
đã kéo dài nhiều năm nay.
Cứ vào dịp từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa thu hoạch dong riềng nên
ảnh hưởng của việc chế biến và sản xuất dong riềng tới môi trường luôn là nỗi
lo cho những người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ hiện nay có 2 xã có diện tích
trồng Dong riềng lớn nhất (lên đến 300 ha) đó là xã Nà Nhạn và Nà Tấu (thuộc
huyện Điện Biên). Trung bình cứ mỗi 1 ha Dong riềng sẽ chế biến được 60 tấn tuy
nhiên giá trị kinh tế lại thấp nhiều so với việc chế biến và sản xuất cà phê.
Chính vì chưa đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cũng như điều kiện cơ
sở vật chất phục vụ cho công tác chế biến và xử lý rác thải chưa cao nên gây ô
nhiễm môi trường nước, không khí là rất lớn, hầu hết các cơ sở chế biến Dong riềng
trên địa bàn tỉnh chưa có phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm này.
Điều đáng lo ngại là toàn bộ hệ thống rác thải từ việc chế biến
Dong riềng đều đổ ra sông suối khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng , trong khi đặc
thù sinh hoạt của những người dân bản địa ở tỉnh Điện Biên đang sử dụng nguồn
nước từ con sông Nậm Rốm là nguồn nước sinh hoạt cũng như tưới tiêu cho các đồng
ruộng và hệ thống ao nuôi thủy sản.
Con sông Nậm Rốm xanh mát ngày nào giờ đã trở nên đen kịt , bốc
mùi hôi thối, bã bọt Dong riềng kết váng nổi khắp trên mặt nước, mùi hôi thối bốc
lên nồng nặc.Với tuần suất sản xuất của gần 10 cơ sở thu mua và chế biến Dong
riềng thì vào mùa vụ, việc người dân phải gánh chịu các hậu quả từ môi trường
là điều không thể tránh khỏi.
Trong tháng 11/2016 hầu hết các cơ sở chế biến Dong riềng đã xây dựng
các bể chứa nước thải theo cam kết với chính quyền địa phương, các diện tích bể
chứa tùy thuộc vào diện tích trồng cũng như dung lượng sản xuất và rác thải của
từng cơ sở, tuy nhiên đến mùa vụ năm nay (năm 2017) điều này chỉ hạn chế được
phần nào ô nhiễm nguồn nước còn tình trạng ô nhiễm không khí vẫn chưa được cải
thiện do bể chứa đã được xây cố định tuy nhiên các cơ sở sản xuất mở rộng thu
mua và tăng khối lượng chế biến, sản xuất + chưa kịp lắng lọc nên các bể chứa
không đáp ứng được mà xả trực tiếp ra môi trường. Điều đáng buồn là những cơ sở
sản xuất lại cho rằng việc chế biến, sản xuất dong riềng không ảnh hưởng lớn đến
việc ô nhiễm môi trường hoặc có những chủ sản xuất chia sẻ những lý do là năng
suất không cao, hiệu quả thu lại không nhiều nên không có điều kiện để đầu tư
xây dựng hệ thống nước thải.
Trồng cây Dong riềng để tăng thu nhập cũng như tạo điều kiện cho
người dân là điều đang được khuyến khích tuy nhiên bài toán về việc bảo vệ môi
trường được đặt ra cho các cấp quản lý và lãnh đạo trên địa bàn tỉnh là hết sức
cấp thiết. Theo chính quyền địa phương các xã có cơ sở sản xuất Dong riềng ,
vào đầu vụ năm nào cũng yêu cầu các cơ sở ký cam kết bảo vệ môi trường, đồng thời
các lãnh đạo xã thành lập tổ công tác đi kiểm tra và xử lý vi phạm, tổ công tác
cũng đã phát hiện và xử lý một số cơ sở tuy nhiên hình thức xử lý vi phạm chưa
đủ để răn đe đồng thời ý thức tự bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở còn thấp.
Trao đổi với lãnh đạo tỉnh Điện Biên: Ông Lê Văn Quý cho biết vấn đề này sẽ được
tỉnh chỉ đạo sát sao và sẽ phải chấm dứt
tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất Dong riềng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu
cảnh sát môi trường , cơ quản bảo vệ môi trường của tỉnh tiến hành xử lý ngay
và dứt điểm.
Đăng nhận xét