“Báo động” học sinh tiểu học rơi vào tình trạng quá tải
Thực trạng học sinh tiểu học quá tải với việc học đang là vấn đề mà Bộ giáo dục và nhiều phụ huynh đang quan tâm. Hiện nay một buổi học của học sinh cấp 1 từ 7-9 tiết chưa kể các em còn đi học thêm, học nâng cao,.. Việc bố mẹ cho con đi học thêm quá nhiều đối với học sinh tiểu học khiến các em bị quá tải, luôn trong tình trạng sách vở “đè nặng”
 Buổi học có quá nhiều tiết học
Tuy Bộ giáo dục đã có chính sách giảm tải chương trình sách giáo khoa nhưng 1 buổi học của học sinh cấp I vẫn đang trong tình trạng quá tải do học sinh phải học nhiều môn một buổi có nghĩa là 1 buổi học của các em có thể học 5 tiết (mỗi tiết 45 phút). Chưa kể có hôm các em phải học 2 buổi/trên ngày. Dẫn đến số lượng kiến thức 1 ngày các em phải dung nạp quá lớn. Ngoài thời gian con học trên lớp thì phụ huynh còn cho con học gia sư hoặc các trung tâm luyện chính.
Hầu hết các phụ huynh đều cho con học thêm kín tuần để con không thua kém bạn bè hay sợ con không theo kịp chương trình nhưng với tâm lý không đặt nặng thành tích cho con nên chị Nguyễn Thu Huyền có con học lớp 3 Trường Tiểu học Đ.T.C (ở Thanh Xuân, Hà Nội) không khỏi lo lắng cho lịch học của con. Chị Huyền chia sẻ: “Dù cô không cho bài tập hay nặng nề điểm số như trước đây, nhưng con học cả ngày kín mít lịch học. Hôm nào cũng học từ sáng tới chiều, mỗi buổi học 4 tiết, chủ yếu các môn Toán và Tiếng Việt. Hai môn này thời lượng nhiều, chương trình cũng khá nặng khiến con về nhà còn phải giao thêm bài tập mới theo kịp chương trình”.
Đúng là trẻ em là tương lai của đất nước nhưng trước khi con học văn hóa hãy cho con hiểu trách nhiệm của các em là gì, các em có trách nhiệm như thế nào với bản thân, gia đình và xã hội. Cho các em được tìm hiểu các kỹ năng sống song song với việc học, các tiết học kỹ năng sống sẽ giúp các em giảm stress sau những giờ học căng thẳng.
Ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý học sinh?  
Thiết nghĩ việc học là mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh học sinh hiện nay nhưng để các em vào tình trạng quá tải thì cũng dẫn đến tâm lý của các em bị ảnh hưởng. Đôi khi các em chỉ biết đi học chứ chưa thật sự hiểu học để làm gì và tại sao cần phải học? Và chỉ biết làm hết nhiệm vụ của mình có nghĩa là học cho bố mẹ chứ không học cho mình.
Từ đầu năm học 2015-2016 đến nay, khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) liên tục tiếp nhận khám, điều trị cho nhiều trẻ được đưa đến để điều trị tâm lý. Theo các bác sĩ, trong số trẻ em tới đây điều trị, phần lớn là học sinh tiểu học. Các bé này rơi vào trạng thái rối loạn lo âu vì thua kém các bạn. Bên cạnh đó, lịch học kín đặc cùng khối lượng kiến thức nhiều khiến cho trẻ phải tập trung cao độ để học, dẫn đến căng thẳng đầu óc, lo lắng không theo kịp bài. Chưa kể, nhiều học sinh bị phụ huynh ép học thêm, luyện chữ đẹp dẫn đến “khủng hoảng” tâm lý.
Ngoài sự quá tải việc viết chữ trong thời gian dài khiến mắt trẻ quá tải, ảnh hưởng tới sự phát triển thị lực. Bên cạnh đó nếu ngồi không đúng tư thế trẻ sẽ có nguy cơ bị đau cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến xương, đặc biệt là cột sống
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Dự thảo cũng nêu rõ một năm học có 35 tuần thực học (gồm 32 tuần học các nội dung quy định chung cả nước và 3 tuần dành cho nội dung giáo dục của địa phương). Riêng đối với cấp tiểu học: Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đăng nhận xét

 
Top