Liệu có phải trái đất sắp đón nhận tiểu kỷ băng hà tiếp theo không?
Kỷ băng hà cuối cùng trên Trái đất kết thúc cách đây khoảng một nghìn năm trước. Tại thời điểm đó, chúng ta vẫn sinh sống bình thường bằng việc săn bắn và hái lượm, xây dựng nơi trú ẩn từ xương của một số loài động vật như voi ma mút, cùng với hoạt động may vá quần áo ấm từ lông thú vật. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã đưa ra dự báo rằng: đến khoảng năm 2030 Trái đất có thể bị bao phủ bởi một lớp băng tuyết, vì vậy mùa đông sẽ trở lên lạnh giá hơn và chúng ta sẽ trải qua thời kỳ tiểu kỷ băng hà trên khắp hành tinh.
Theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học dựa theo chu kỳ hoạt động của Mặt trời, đến năm 30 của thế kỉ 21, Mặt trời sẽ hoạt động thấp và yếu hơn nên năng lượng nhiệt Trái đất nhận được cũng sẽ ít hơn. Khi đó hầu hết các khu vực trên Trái đất sẽ bị đóng băng, nhưng tiểu kỷ băng hà diễn ra sẽ không đáng sợ như kỷ băng hà trước đây và con người vẫn có thể sống bình thường.
Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang chìm sâu trong một đợt rét vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ nhiều nơi giảm xuống đến mức âm độ C, thậm chí có nơi nhiệt độ còn -15 độ C (thành phố Chicago – Mỹ ) đến -20 độ C (Tân Cương- Trung Quốc) với những trận tuyết lớn, dày tới 2-8mm, thậm chí 12 - 15mm. Hiện tượng này được các nhà khí tượng học gọi là đợt “bùng phát Bắc Cực” khiến giao thông tê liệt và gây thiệt hại lớn cho người dân. Và Việt Nam, cũng đang đón nhận những đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống (bắt đầu từ 01/01/2018) vì vậy rét đậm, rét hại đã xảy ra trên diện rộng; vùng núi cao cũng xuất hiện băng giá. Mùa đông năm nay của nước ta sẽ lạnh hơn nhiều so với 3 năm gần đây.
Thời tiết khắc nghiệt do ảnh hưởng của băng giá rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là giao thông đi lại sẽ ách tắc vì tuyết phủ và các hoạt động sản xuất nông ngiệp của các nước sẽ bị thiệt hại nhiều... Những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển cần có sự chuẩn bị để chuyển hướng nền kinh tế và thoát khỏi sự trì trệ có thể xảy ra.
Với mùa đông rét kỷ lục diễn ra ở nhiều quốc gia như hiện nay, nhiều người lo lắng, liệu có phải tiểu kỷ băng hà đã quay trở lại sớm hơn dự kiến? Bàn về vấn đề này, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam) cho rằng đợt lạnh tại một số quốc gia trên chính là chu kỳ biến đổi tuần hoàn của khí hậu trên trái đất (do hoạt động dòng biển ở đại dương gây biến đổi khí hậu) chứ không phải tiểu kỷ băng hà diễn ra. Và Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khi tiểu kỷ băng hà xuất hiện, nước ta có thể chịu ảnh hưởng nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn các nước ở khu vực ôn đới. Hiện tượng "kỷ băng hà mini" này có thể là một cơ hội lớn đối giúp cho Trái đất, hạn chế quá trình nóng lên của Trái đất và ngăn chặn các thiên tai có thể xảy ra do qua trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đăng nhận xét

 
Top