Kỳ
thi trung học phổ thông quốc gia đã diễn ra thành công và các trường đại học, cao đằng trên cả nước đã có điểm chuẩn.
Các tân sinh viên chắc hẳn sẽ rất háo hức khi chuẩn bị bước vào một môi trường mới.
Vì vậy, để chuẩn bị nhập học tân sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Lên
học đại học sẽ không còn giống với môi trường học ở phổ thong, các em sẽ phải tự
lập rất nhiều về tâm lý, hành động, vật chất….. Một số kinh nghiệm của bản thân
từng trải, xin được chia sẻ với các em sắp
trở thành sinh viên.
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Khi
các em cầm trên tay giấy mời nhập học, chắc hẳn sẽ cảm thấy rất háo hức và không
tránh khỏi những lo lắng ban đầu, để bản thân không bị ngộp tâm lý các
em cần có mục tiêu rõ ràng khi quyết định nhập học, vậy mục tiêu đó là gì?
-Xác
định rõ đam mê của mình là gì và mục tiêu học ngành nghề mình lựa chọn sẽ như
thế nào? Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch chinh phục mục tiêu và hành động
=> Điều này sẽ khiến cho các em tự tin vững bước hơn
- Đưa
ra mục tiêu học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân
- Linh
hoạt thay đổi kế hoạch khi trong quá trình học thực tế
2. Giữ vững tâm lý và xây dựng tư duy tích cực
Được
tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí
cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặt khác, cảm giác
nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến
bạn mệt mỏi và mất thăng bằng… Vậy làm thế nào để bản thân không xa dời mục
tiêu là câu hỏi được đặt ra cho các em để thể hiện bản lĩnh của mình.
Xây
dựng tư duy tích cực là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Để hình thành
nên được tư duy tích cực thì cần được rèn luyện các thói quen trong cuộc sống. Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn
đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn
không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.
3. Chi tiêu tài chính hợp lý
Việc
chi tiêu tài chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em vững tâm lý
hơn và tập trung vào việc học hơn Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất
nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn
uống sinh hoạt. Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục
đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền
thuê nhà chẳng hạn). Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm
thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành nhé.
4. Học
ngoại ngữ
Khi
tiến hành khảo sát các cựu sinh viên khi ra trường về diều họ cảm thấy đáng tiếc
nhất khi kết thúc quãng thời sinh viên đó chính là chưa học được 1 loại ngoại
ngữ. Học ngoại ngữ sẽ là nền tảng cho các em có cơ hội việc làm trong tương lai
và hòa nhập quốc tế hơn.
5. Tích
cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và thiện nguyên
Việc
tham gia các hoạt động này sẽ là môi trường để các em rèn luyện và trau dồi cho
bản thân các kỹ năng sống, thể hiện kỹ
năng chuyên môn và xây dựng được các mối quan hệ xã hội.
Đăng nhận xét